:: D O N A - T E C H N O ::

SỬ DỤNG THUỐC AGRI - FOS 400 PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH MỐC SƯƠNG, CHẠY DÂY, HÉO RŨ… TRÊN CÂY BẦU BÍ

1. Bệnh hại

1.1. Bệnh mốc sương

+ Triệu chứng:

Trên họ bầu bí bệnh sương mai do Nấm Phytophthora Sp. Gây hại rất nghiêm trọng gây chết cây và giảm năng suất nặng.

Trên cây dưa hấu,dưa leo, khổ qua… bệnh bắt đầu từ tầng lá phía dưới và lan dần lên trên, đồng thời phát triển giữa thân gần nơi mang trái, khi quan sát ta thấy lá cháy từ rìa vào, vết bệnh màu xanh vàng xuất hiện khắp mặt lá sau đổi thành nâu đỏ đến nâu sậm thối nhũn, vết mền khi trời ẩm, khô dòn khi trời nắng bệnh lây lan nhanh khi trời có sương mù và ẩm độ cao.

+ Đặc điểm:

Nấm phát triển mạnh trong điều kiện: độ ẩm cao nhất là trong muà mưa, lây lan qua môi trường nước, gió, tàn dư thực vật. Các vườn cây bị úng nước, mật độ dày, không có bờ mương ngăn nước tràn từ vườn cây khác sang.

1.2. Bệnh nứt thân tàn lụi (chạy dây)

Tác nhân gây bệnh: Thường là do nấm Phytopthora sp, Mycosphaerella melonis...

Triệu chứng: cây đang phát triển, tự nhiên đứng lại, khi quan sát ta thấy dây héo, nếu quan sát phần thân thấy dây bị nứt từng đường dọc nhất là phần gần gốc vết nứt có màu nâu đỏ, quan sát phần gốc ta thấy có biểu hiện thối đen gốc (một phần hoặc toàn bộ) làm cho cây không có khả năng vận chuyển nước và dinh dưỡng làm cho cây chết. Nông dân thường gọi là bệnh chạy dây.

2. Phương pháp phòng trị bệnh (cho cả 2 bệnh trên)

- Dùng Agri-Fos 400 pha 25 –30ml thuốc vào 10lít nước, phun khi cây vừa chớm bệnh, phun cách nhau 14 –21 ngày đến khi cây hết bệnh.

- Nếu cây bệnh nặng phun cách nhau 7 ngày/lần đến khi cây hết bệnh.

- Có thể pha chung với các loại thuốc khác như Dithane... nhằm tăng hiệu lực của thuốc.

Lưu ý:

- Phun thuốc phòng bệnh khi dây dưa ra khoảng 0.5 - 1 m, không dùng khi dây dưa mới ra.

- Phải tưới đủ nước khi phun thuốc, không nên sử dụng qúa liều qui định.